Kiến trúc,ẻđẹpvượtthờigiancủangôichùahơnnămtuổSugar rush điêu khắc độc đáo
Đi qua những tòa nhà hiện đại nội ô TP.Trà Vinh, chùa Âng (tọa lạc P.8, TP.Trà Vinh) hiện ra với vẻ cổ kính, mái ngói rêu phong, những pho tượng trầm mặc và hàng cột bằng gỗ nhẵn bóng.
Theo ghi chép lịch sử, chùa Âng được xây dựng từ năm 990. Chùa liên hoàn với danh thắng ao Bà Om và Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh, hình thành nên khu sinh hoạt văn hóa - lịch sử đặc sắc. Từ cổng chính vào, 2 hàng cây sao cổ thụ thân to cao vút, quanh năm che mát không gian chùa. Lối đi ngang qua hào nước dài 400 m bao quanh khu chánh điện và các công trình phụ. Đây là điểm "độc nhất vô nhị" của chùa Âng mà không ngôi chùa nào khác ở Trà Vinh có được.
Tâm điểm của chùa Âng là ngôi chánh điện mang đậm tính nghệ thuật Khmer cổ và có sự giao lưu nhất định với văn hóa Việt, Hoa, Thái Lan, Ấn Độ. Nền chính điện cao 1,4 m, xây bằng đá xanh, mặt lót gạch tàu cổ và được bảo vệ bởi hàng rào cao. Ngôi chánh điện xây trên nền thứ 2 (cao hơn nền thứ nhất 0,6 m - PV), được bao bọc bởi một lớp hàng rào nữa. Đặc biệt, phía trước chính điện là ngôi bảo tháp 5 ngọn duy nhất ở Trà Vinh.
Người dân Khmer Trà Vinh tin rằng, việc xây chùa Âng bề thế chứng tỏ hàng ngàn năm trước, nơi này đã hội tụ những nghệ nhân có trình độ cao về kiến trúc, hội họa, điêu khắc. Điều này được chứng minh phần nào qua mái chính điện có cấu tạo độc đáo bằng khung gỗ với 3 cấp mái ngói. Trong đó, 2 mái trên cùng rất cao và dốc. Các diềm mái trang trí hình rồng thân nằm dài, vảy rồng uốn cong ngược lên, tạo cảm giác mái ngói vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát.
Tay nghề của những người Khmer cổ xưa càng tập trung thể hiện bên trong ngôi chính điện. Tất cả 12 trụ cột bằng gỗ quý được trang trí hình rồng, sơn son thếp vàng. Tường và trần chánh điện là những bức bích họa hoành tráng thể hiện 4 giai đoạn trong cuộc đời Phật Thích Ca: đản sanh, xuất gia, thành đạo và nhập niết bàn. Bệ thờ Phật là một tòa sen với nhiều cánh đặt sau một lớp võng bằng gỗ chạm trổ tinh xảo với nhiều hình hoa lá, muông thú. Trên bệ, ngoài tượng chính (cao 2,1 m) còn có 55 tượng phật lớn nhỏ khác nhau bằng chất liệu xi măng và gỗ quý.
Xung quanh chùa có nhiều chi tiết hoa văn chạm trổ tinh xảo, đẹp mắt tại các khu tăng xá, trai đường. Công phu nhất có lẽ là 4 cột giữa ngoài hành lang phía trước ngôi chính điện đúc hình tiên nữ (Keyno) và 2 cột đúc hình chinh thần (Krud).
Nỗ lực gìn giữ "báu vật ngàn năm"
Năm 1842, chùa Âng được xây dựng quy mô. Trải qua nhiều lần tu sửa nhưng ngôi chính điện cơ bản vẫn giữ nguyên trạng ban đầu. Năm 1994, chùa Âng được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, loại hình kiến trúc nghệ thuật. Hiện chùa là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống của người Khmer ở Trà Vinh. Nổi bật nhất là lễ hội Oc Oom Boc vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm.
Với tuổi thọ ngàn năm, thách thức lớn của ngôi cổ tự này là sự xuống cấp, hư hỏng do tác động thời gian, mưa gió.
Hôm gặp chúng tôi, thượng tọa Savane xót xa chỉ về 2 giàn giáo dựng sẵn bên ngôi chính điện, chờ thợ đến tu sửa. Thượng tọa Savane cho biết, năm 2013, Bộ VH-TT-DL đã đầu tư 20 tỉ đồng để tu bổ lại chính điện và sala. Tuy nhiên, thời gian qua, một số cột gỗ và chi tiết bằng gỗ trong chùa tiếp tục hư hại. Do hạn chế về kinh phí và nhân lực, chùa buộc phải tu sửa, dặm vá bằng xi măng và các chất liệu khác.
Chùa Âng có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Khmer Trà Vinh. Theo Ban quản lý di tích Sở VH-TT-DL Trà Vinh, di tích chùa Âng là niềm tự hào, đồng thời là trách nhiệm lớn lao của ngành văn hóa nói riêng trong công tác bảo tồn. Ngân sách hạn hẹp, nguồn huy động xã hội hóa chưa nhiều nên công tác tu bổ, tôn tạo di tích chùa Âng còn có phần hạn chế. Tỉnh Trà Vinh đã ban hành quy chế cụ thể về việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn nói chung, trong đó có chùa Âng. (còn tiếp)